Tin tức

Hướng dẫn kiểm tra và sửa máy chạy bộ tại nhà trong tích tắc tiết kiệm chi phí

Mặc dù việc sửa máy chạy bộ tại nhà không được khuyến khích nếu không có kinh nghiệm. Tuy nhiên, với những lỗi cơ bản thì bạn có thể tự sửa và khắc phục nhanh chóng. Hãy tham khảo hướng dẫn kiểm tra và sửa máy chạy bộ tại nhà nhanh chóng tiết kiệm thời gian và chi phí dưới đây nhé!

Khi nào tự sửa máy chạy bộ tại nhà

Trong quá trình sử dụng máy chạy bộ, có thể sẽ khó tránh khỏi một số lỗi vặt hay sự cố không mong muốn. Lúc này, bạn đừng quên gọi ngay cho nhà sản xuất hay đơn vị bảo hành để kiểm tra.

Tuy nhiên, trong thời gian chờ đợi bảo hành, bạn có thể tự kiểm tra và sửa máy chạy bộ tại nhà với những lỗi đơn giản chỉ vài thao tác để khắc phục nhanh chóng.

Đối với những lỗi quan trọng, bạn cần đợi đơn vị sửa chữa, không nên tự ý tháo máy kiểm tra sửa chữa tại nhà. Điều này có thể mất quyền lợi bảo hành và ảnh hưởng đến máy chạy bộ.

Cách kiểm tra và sửa máy chạy bộ tại nhà

Dưới đây là một số lỗi máy chạy bộ cơ bản thường gặp mà bạn có thể tự kiểm tra và sửa nhanh chóng tại nhà.

Máy chạy bộ không hiển thị màn hình

Hiện nay, nhiều dòng máy chạy bộ thường bị tình trạng không hiển thị màn hình khi khởi động. Khi gặp lỗi này, bạn hãy kiểm tra kết nối nguồn điện của máy, kiểm tra dây nguồn. Đảm bảo chúng không bị ngắt kết nối.

Máy chạy bộ không hoạt động

Mở màn hình máy chạy bộ sáng nhưng máy không hoạt động. Tình trạng này cũng khá phổ biến. Bạn hãy kiểm tra xem máy có bị đứt dây đai không, nếu đứt thì nối dây đai lại.

Đồng thời, bạn hãy kiểm tra nút bật/tắt trên máy chạy bộ đã được bật chưa. Trường hợp dây đai bình thường, đã bật nút nhưng máy vẫn không hoạt động thì bạn cần gọi thợ sửa máy đến để kiểm tra và sửa chữa.

Máy bị lỗi nâng dốc

Để khắc phục tình trạng nâng dốc tại nhà, bạn hãy bấm nút reset trong 3 giây để khởi động lại máy. Hoặc bạn cũng có thể bấm tổ hợp nút Start + nút tăng tốc để khởi động lại chế độ nâng dốc.

Máy chạy bộ có tiếng lạ

Nếu máy chạy bộ có tiếng kêu lạ thì bạn hãy kiểm tra băng tải xem có bị mòn hay không. Đồng thời, bạn cần kiểm tra motor, ốc có bị lỏng không. Trường hợp băng tải bị mòn, bạn cần thay băng tải.

Máy báo lỗi trên màn hình

Màn hình máy chạy bộ hiện lỗi, bạn cần nhận biết với các lỗi sau:

E1: Báo lỗi bị quá tải

E2: Báo lỗi máy quá dòng, quá áp.

E3: Báo lỗi cảm biến.

E5: Báo lỗi kết nối.

E7: Báo lỗi khóa từ.

Tham khảo: 5 điều cần lưu ý khi sửa chữa máy chạy bộ tại nhà từ thợ lành nghề

Một số lưu ý khi tự sửa máy chạy bộ tại nhà

Khi tự thực hiện tự sửa máy chạy bộ tại nhà, bạn hãy tìm hiểu thật kỹ về các lỗi cũng như khả năng sửa chữa. Đối với những lỗi cơ bản, bạn có thể kiểm tra và có thể tự điều chỉnh sửa tại nhà.

Tuy nhiên, nếu bạn không có kinh nghiệm sửa chữa thì hãy cân nhắc tìm đội ngũ sửa máy chạy bộ tại nhà chuyên nghiệp. trường hợp bạn vẫn cố sửa khi không có kinh nghiệm có thể làm ảnh hưởng đến các bộ phận khác của máy, thậm chí hỏng cả máy chạy bộ.

Đừng quên liên hệ Fitstudio để được hỗ trợ kiểm tra, sửa máy chạy bộ tại nhà với đội ngũ kỹ thuật chuyên nghiệp, chi phí hợp lý nhất nhé.

Fitstudio

Địa chỉ: 119 Võ Văn Ngân, phường Linh Chiểu, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh

Hotline: 090 319 1181 – 039 396 6726