Thể thao đem lại sức mạnh thể chất và cả tinh thần cho người tập. Đấm bốc là một ví dụ khá điển hình. Nhiều người mong muốn xây dựng hoặc sở hữu sàn boxing tại nhà nhưng chưa thật sự hiểu rõ. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ đầy đủ về từng chi tiết kết cấu nên sàn đấm bốc để bạn có thêm kinh nghiệm và hiểu biết. Cùng theo dõi nhé.
Mục lục xem nhanh
Các chi tiết cấu thành nên một sàn đấu boxing
Đấm bốc là môn võ hạng nặng, đòi hỏi những đòn đánh có lực và chuẩn xác. Muốn như vậy đôi chân cần phải có một điểm tựa chuẩn xác và chắc chắn để dồn lực lên đôi tay ổn định hơn. Đó là lý do sàn đấu boxing yêu cầu nhiều tính chất đặc biệt. Trong đó mỗi bộ phận, chi tiết đều chiếm vai trò quan trọng không thể tách rời.
Sàn đài boxing
Đầu tiên, sàn đấu nơi các tuyển thủ đặt chân lên phải có khả năng chịu lực và đàn hồi tốt cùng lúc. Bởi cứng quá sẽ làm đau chân còn mềm quá sẽ tạo sự lộn xộn, mất cân đối khi di chuyển. Có 2 dạng sàn đài phổ biến là kiểu hình bát giác và kiểu hình chữ nhật. Thường được phủ lên lớp da bò hoặc da nhân tạo để tạo cảm giác đôi chân thoải mái và ma sát hợp lý, tránh trơn trượt gây chấn thương.
Màng lưới lồng sàn boxing
Xung quanh sàn đài sẽ cần có các thanh chắn để thiết lập nên không gian hữu hạn, giúp các tuyển thủ luôn di chuyển trong khu vực quy định, đảm bảo tính công bằng trong trận đấu. Đa số các màng lưới này đều có sự co giãn, không quá cứng để nếu tuyển thủ có ngã ra cũng không bị thương. Chuẩn MMA quy định màng lưới phải làm bằng sắt hoặc thép, có bọc lớp da bò mềm dịu hoặc phủ thêm mút cho an toàn.
Góc đài boxing
Các màng lưới được liên kết với nhau thông qua góc đài boxing. Vì vậy góc đài này cần thật vững chãi. Nó cũng được bọc da và mút để tăng sự êm dịu, tuyển thủ thi đấu được yên tâm hơn. Số lượng sàn đài cần thiết sẽ tương ứng với loại sàn đấu bát giác hay chữ nhật.
Trụ đấm bốc
Trong trường hợp tập một mình, tự rèn luyện thì có thể chuẩn bị thêm các loại trụ đấm bốc nhiều kích thước. Bạn sẽ tập trung dùng lực và cơ thể để tác động lên các trụ này, quen dần lực cơ tay sẽ nhuần nhuyễn hơn đó.
Bộ sơ cứu y tế
Tiêu chuẩn quốc tế về boxing có quy định nghiêm ngặt về việc sơ cứu cho tuyển thủ. Nên ngay trên cạnh sàn đấu boxing cần phải có bộ dụng cụ sơ cấp cứu. Cầm máu, băng bó, thuốc lau vệ sinh đều được chuẩn bị sẵn để sử dụng bất cứ khi nào cần.
Tham khảo: Sàn boxing là gì? Thông tin chi tiết về cấu tạo sàn cho bạn mới bắt đầu
Một số dụng cụ khác
Tuỳ thuộc nhu cầu muốn tập đấm bốc chuyên nghiệp hay tự do, mức độ yêu cầu và đầu tư cho sàn đấm boxing sẽ khác. Nếu sẵn sàng chi trả, bạn có thể thuê đơn vị thi công hoặc mua sẵn lắp ráp tại nhà. Còn không tự làm thì nhớ sắm thêm các khung đệm, mút xốp, khung treo bao boxing,… để tập cho trọn vẹn nhé.
Những thông tin về các chi tiết sàn boxing đã được giới thiệu ở trên rồi. Mong là sẽ hữu ích đến bạn. Liên hệ số hotline để được tư vấn thêm nếu còn băn khoăn bạn nhé. Cảm ơn và hẹn gặp lại bạn trong những bài chia sẻ kế tiếp.