Sàn đấu boxing là loại sàn tiêu chuẩn để dành cho tập luyện, thi đấu các bộ môn như quyền anh, muay thái, võ cổ truyền… Vì có kích cỡ khá lớn nên việc di chuyển, lắp đặt sàn đấu sẽ tương đối khó hơn so với các thiết bị, dụng cụ luyện tập thể thao khác. Sau đây là chi tiết lắp sàn đấu đạt chuẩn quốc tế giúp hỗ trợ tối đa cho công cuộc luyện thể hình, tăng sức khỏe. Mời bạn tham khảo.
Thông tin cơ bản về sàn đấu boxing
Sàn boxing là thiết bị luyện thể hình cần có sức nặng, khả năng chịu lực tốt, kiên cố trước các đòn đánh mạnh của thí sinh trên sàn. Để đạt được điều đó, một sàn boxing chuẩn quốc tế phải đáp ứng các tiêu chí sau:
- Độ cao so với mặt đất: ít nhất 1m
- Độ dày thảm mút đệm: từ 20mm
- Dây sàn đài: có các màu như xanh, đỏ, trắng để tăng độ nhận diện
- Trang bị các túi y tế, dụng cụ sơ cấp cứu
- Kích thước: nên là dạng hình vuông, kích thước 4m x 4m, 5m x 5m, 6m x 6m, 7m x 7m
Kết cấu của sàn đấu boxing thông dụng
Hầu hết các mẫu sàn boxing thông dụng hiện này đều có cấu tạo từ 4 trụ sắt ở 4 góc, thiết kế hình vuông vuông vức, thuận lợi cho sự di chuyển của người tập. Để kết nối các trụ này với nhau, người ta sẽ kết nối bằng các dây đài cao su chịu lực, nhằm đỡ người tập trụ lại không bị văng ra khỏi sàn đấu.
Sàn đấu sẽ cao hơn một khoảng so với mặt đất để tránh lực mạnh gây nứt vỡ nền và phản lực làm tổn thương xương khớp. Trên mặt sàn cũng có phủ thêm EVA và mút đệm mềm để giảm thiểu tối đa thương tổn. Có hai góc đối diện sẽ là điểm bắt đầu của thí sinh trên sàn đấu, theo tiêu chuẩn quốc tế nó sẽ là màu xanh và màu đỏ đối lập, nhằm mục đích dễ phân biệt cho trọng tài và người xem.
Tham khảo: Sàn boxing chất lượng cao giá rẻ nhất tphcm
Thao tác lắp đặt sàn đấu boxing
Bạn hãy theo thứ tự các bước để bắt đầu cho việc lắp đặt sàn đấu. Ban đầu, bạn hãy đặt sàn đấu nằm chính giữa khu vực bạn mong muốn, sau đó tiến hành dựng thẳng 4 cây thép ở bốn góc sàn. Kế tiếp, kết nối các dây đài lại với nhau thông qua các trụ thép. Phủ lớp bao da bọc đệm sàn hoặc cao su tùy ý. Cố định thêm 3 chiếc cầu thang cho võ sĩ và bác sĩ. Cuối cùng là trang bị các túi đựng để đựng dụng cụ sơ cấp cứu, bông băng cũng như găng tay, trang bị cần thiết cho võ sĩ nhé.
Nhìn chung thao tác lắp sàn boxing không khó, tuy nhiên sẽ tương đối nặng nên bạn hãy nhờ người thân, người có chuyên môn hỗ trợ để tránh gây thương tổn cho bản thân nhé.
Bạn đã nắm được cách thức cũng như thao tác lắp sàn đấu boxing đạt chuẩn rồi. Áp dụng một cách linh hoạt để có một chiếc sàn vững chắc, kiên cố cho tập luyện nha. Cứ thoải mái để lại bình luận bên dưới bài viết nếu bạn cần được hỗ trợ cụ thể hơn. Hẹn gặp lại bạn ở những bài chia sẻ tiếp theo nhé!