Tin tức

Mẹo hay bảo dưỡng máy chạy bộ chuẩn chỉnh giúp tăng tối đa độ bền của động cơ

Máy chạy bộ là một thiết bị hữu ích rất nên được gắn trong nhà, thuận tiện cho việc tập chạy mọi khi cần. Sau thời gian sử dụng, không tránh khỏi đôi lúc máy gặp trục trặc hay mở nguồn không lên. Để hạn chế tối đa các tình huống không mong muốn này, bạn nên tiến hành bảo dưỡng máy chạy bộ định kỳ, đều đặn thông qua hướng dẫn cụ thể sau đây!

Sơ lược về bảo dưỡng máy chạy bộ

Máy chạy bộ hiện đại bao gồm nhiều linh kiện và kết cấu được gắn kết với nguồn điện, sau khi khởi động sẽ có thể tùy chỉnh linh hoạt vận tốc, độ dốc,… dựa vào nhu cầu của người sử dụng. Vì là sản phẩm điện nên trong suốt thời gian sử dụng, sự va chạm của các con ốc vít, linh kiện với nhau và nguồn kết nối điện sẽ ít nhiều gây ra hao mòn. Để kéo dài thời gian hao mòn và nâng cao độ bền, tuổi thọ của động cơ và toàn bộ máy chạy bộ thì bước bảo dưỡng là không thể thiếu.

Bạn có thể chọn tự bảo dưỡng máy tại nhà hoặc nhờ sự hỗ trợ của chuyên viên và nhân viên kỹ thuật. Việc bảo trì, bảo dưỡng cần được thực hiện định kỳ và thường xuyên, áp dụng đúng cách sẽ giúp cải thiện hiệu suất của máy chạy một cách đáng kể.

Danh sách các chi tiết cần bảo dưỡng trên máy chạy

Theo lý thuyết, toàn bộ các bộ phận, chi tiết trên máy chạy bộ đều cần được bao dưỡng. Thông thường sẽ bao gồm các phần chính như motor động cơ, băng tải, ván chạy, khung sườn, tay vịn, bảng điều khiển, đai máy,…

Để bảo dưỡng máy tốt, bạn chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết như bộ tuốc nơ vít, dầu tra băng tải, mỡ tra động cơ, hút bụi, khăn sạch,…

Tham khảo: Bảo dưỡng và chăm sóc máy chạy bộ tại nhà

Hướng dẫn cách bảo dưỡng máy chi tiết

Sau khi nắm bắt được các phần cần bảo dưỡng và chuẩn bị dụng cụ, bạn bắt tay vào tiến hành bảo dưỡng máy với các bước thực hiện như sau:

Bước 1:

Khởi động nguồn điện và cho máy chạy ở vận tốc vừa phải khoảng 8 – 10km/h

Bước 2:

Dùng máy hút bụi để hút hết các bụi bám ở trên thảm chạy, băng tải và các thanh đỡ.

Bước 3:

Tắt máy chạy, sử dụng mỡ tra vào hai vòng bi trục đầu trước của ván chạy, nhờ kiểm tra đồng thời xem hai ván chạy có bị nứt gãy hay không nhé.

Bước 4:

Kiểm tra lớp băng tải xem có bị trùng, bị lệch không rồi điều chỉnh về thẳng hàng. Tiến hành nhấc thảm chạy lên rồi tra từ từ phần dầu silicon vào, hoặc nếu là mẫu máy mới có thể sử dụng lỗ tra dầu tự động.

Bước 5:

Lau toàn bộ thân ngoài của máy bằng khăn mềm, di chuyển từ màn hình điều khiển xuống hai thanh đỡ, vỏ máy, và hai vành đai để tránh bỏ sót chi tiết.

Bạn đã nắm được cách bảo dưỡng máy chạy bộ chuẩn chỉnh rồi đó. Hãy áp dụng định kỳ và đừng quên khâu bảo dưỡng này để giúp động cơ bền bỉ, vận hành êm ái xuyên thời gian nha. Nếu còn thắc mắc, bạn để lại bình luận ngay bên dưới để được hỗ trợ nha. Chúc bạn tập luyện tốt và đạt được kết quả như ý!