Có sân cầu lông ngay trong khuôn viên nhà là ước muốn của rất nhiều anh em mê môn này. Nếu muốn thì nên thử làm nhưng vẫn cần nắm rõ để tiết kiệm được mức chi một cách hợp lý. Sau đây là chia sẻ về các chi phí cần thiết để làm sân cầu lông, mời bạn cùng theo dõi để biết thêm nhé.
Mục lục xem nhanh
Các khoản chi phí cố định trong xây dựng sân đánh cầu lông
Để biết được chi phí xây dựng một sân cầu lông trong nhà thì chúng ta cần phải tìm hiểu chi tiết cho nhiều yếu tố bao gồm:
Chi phí mặt bằng của sân cầu lông
Để có được một mặt bằng tốt chúng ta cần phải đo đạc kĩ lưỡng kích thước của mặt bằng có phù hợp với kích thước tiêu chuẩn của sân cầu lông hay không. Chúng ta cần tính toán thêm kích thước của khu vực nghĩ ngơi, khu vực căn tin, khu vực bãi đổ xe. Và nếu muốn tiết kiệm hãy lựa chọn mặt bằng như là các bãi kho rộng, khi đó sẽ giúp cho chúng ta tiết kiệm được chi phí xây dựng thêm trần, khung và nền.
Chi phí làm mặt nền sân cầu lông
Để có một sân cầu lông tốt thì việc lựa chọn nền sân cũng rất quan trọng. Làm nền phải có diện tích lớn, về mặt phẳng và mịn. Để tránh tình trạng sụt lún, thấm ngược và ảnh hưởng đến người chơi thì khi cán nền phải làm bằng vật liệu bê tông cốt thép để giúp nền được bằng phẳng, trơn tru hơn. Sử dụng thêm máy xoa nền giúp cho việc khi sơn lên nền trở nên mượt mà hơn, không bị lòi lõm.
Chi phí sơn phủ bề mặt
Hiện nay có nhiều loại bề mặt cho chúng ta lựa chọn để phù hợp với nhu cầu mục đích của từng chủ sở hữu.
Bề mặt thảm PVC chuyên dụng
Là loại thảm phổ thông chuyên dụng được sử dụng nhiều ở những câu lạc bộ cầu lông. Với tính năng giảm ma sát chống trơn trượt, giúp đi chuyển linh hoạt và hạn chế được chấn thương.
Tham khảo: 6 bước thi công sân cầu lông đạt chuẩn quốc tế, tiết kiệm nhất
Bề mặt sân cầu lông làm bằng sàn gỗ
Đây cũng là bề mặt phổ biến tại các nhà thi đấu và các câu lạc bộ bởi thẩm mỹ cao và có tính ma sát cao, độ bền tốt nhưng khả năng chống trượt khi mồ hôi hay nước dính vào thì còn hạn chế.
Bề mặt sân sân cầu lông làm bằng Silicon
Chất liệu silicon PU với thảm PVC có khả năng hấp thụ nhiệt. Sự linh hoạt sẽ bị hạn chế hơn nhưng chi phí sửa chữa sẽ thấp và giúp nhanh chóng khắc phục.
Ngoài ra còn phát sinh thêm một số khoản như bóng đèn, thanh chắn, vẽ line, phủ chống thấm,… tuỳ từng nhu cầu để tăng hoặc giảm thêm các bước.
Trên đây là các thông tin về chi phí làm sân cầu lông, mong là sẽ hữu ích đến bạn. Đừng ngại nếu ra thắc mắc bên dưới, sẽ có nhân viên hỗ trợ bạn ngay nhé. Chúc bạn có một sân cầu như ý và hẹn gặp ở những nội dung chia sẻ kế tiếp.